DẠY HỌC LÀ MỘT NGHỆ THUẬT

                 DẠY HỌC LÀ MỘT NGHỆ THUẬT

     Dạy học là một nghệ thuật, điều đó quả không sai, vì trong dạy học người dạy không chỉ truyền đạt cho học sinh kiến thức - kĩ năng, năng lực - phẩm chất cho học sinh mà còn phải lựa chọn hình thức dạy học sao cho phù hợp, lôi cuốn được người học vào tìm hiểu kiến thức và tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt hơn, đối tượng học tập là học sinh nên điều đó đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tinh tế và sáng tạo trong dạy học.

Đối với mỗi một môn học, giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với môn học, bài học và đối tượng học sinh.

     Để dạy một tiết Luyện từ và câu- lớp 3- với bài học “So sánh - Dấu chấm”, cô giáo Nguyễn Thị Hằng đã chuẩn bị bài soạn và đồ dùng dạy học chu đáo.

     Đầu giờ học, cô giáo Nguyễn Thị Hằng đã đưa các em học sinh lớp 3A đi vào hoạt động kiểm tra bài cũ rất nhẹ nhàng bằng cách tổ chức cho học sinh thi đặt câu kể “Ai là gì?”, sau đó các em lên bảng chia sẻ với các bạn cả lớp. Tôi rất tâm đắc ở hoạt động này vì các em học sinh rất sôi nổi, hào hứng trong học tập. Các em mạnh dạn, chia sẻ tốt. Điều đó chứng tỏ rằng ở các tiết học trước các em rất hiểu bài học và đã có thói quen chia sẻ với bạn.

Các em học sinh hăng hái phát biểu ý kiến

     Đến hoạt động tiếp theo, hoạt động đầu tiên của bài mới, cô giáo cho một vài học sinh nêu số cân nặng của mình. Từ đó, cho học sinh đặt câu so sánh về số cân nặng của mình với số cân nặng của bạn (với những bạn có số cân nặng bằng nhau). Các em học sinh rất tích cực và đặt rất nhiều câu theo yêu cầu của cô giáo.

 

Các em hào hứng lấy ví dụ theo yêu cầu của cô

     -Bạn Quỳnh nặng bằng bạn Dương.

     Sau đó, giáo viên cho học sinh chia sẻ tìm ra hình ảnh so sánh và từ so sánh. Từ đó, đưa ra kiến thức bài học. Dựa vào cách vào bài của cô giáo mà các em đặt được rất nhiều câu có từ so sánh khác nhau.

    - Tóc bà trắng tựa sương

- Cánh diều như dấu á

- Ông là buổi trời chiều

    - Cháu là ngày rạng sáng.

     Tuy nhiên ở hoạt động này tôi nhận thấy rằng còn một số em học sinh chưa thực sự chú ý và tích cực trong hoạt động. Các em còn làm việc riêng, quay trước, quay sau, hoặc có thái độ thờ ơ không quan tâm đến bài học. Theo quan sát của tôi, nguyên nhân là do các em chưa hiểu rõ được thế nào là hình ảnh so sánh, từ so sánh, thế nào là so sánh ngang bằng và điều quan trọng hơn là giáo viên chưa giao cho các em nhiệm cụ thể nên dẫn đến sự nhàm chán.

Các em chưa hiểu rõ bài nên dẫn đến nhàm chán

     Để khắc phục vấn đề này, theo tôi, cô giáo sau khi cho học sinh chia sẻ cần khắc sâu lại kiến thức cho học sinh, nên cho các em hiểu rõ thế nào  là hình ảnh so sánh, từ so sánh vì sao gọi là so sánh ngang bằng. Ví dụ như câu: “ Tóc bà trắng tựa như sương”.      Đây là so sánh ngang bằng hình ảnh “ Tóc bà trắng” và hình ảnh “sương” có điểm tương đồng nhau, đều có màu trắng. Sau khi cho học sinh chia sẻ xong, giáo viên nên cho học sinh đt câu vào giấy nháp hoặc vở để khắc sâu kiến thức mới cho học sinh. Giáo viên giao việc cụ thể cho học sinh và yêu cầu học sinh tự học cá nhân trong hoạt động này sẽ làm cho học sinh phải động não hoặc trao đổi với bạn, học sinh sẽ không mệt mỏi, nhàm chán.

     Giáo viên cũng nên có nhiều lời động viên và khích lệ để tạo không khí vui vẻ và hứng thú học tập cho học sinh.

Tiết học kết thúc

     Trên đây là những ý kiến cá nhân của tôi sau khi tham gia dự tiết dạy của đồng chí Hằng trong buổi sinh hoạt chuyên môn ngày 25/9/2019.

     Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để xây dựng  tiết học được hoàn thiện hơn.

                             Tiền Phong, ngày 5 tháng 10 năm 2019

                     Hoàng Thị Thu Hương- GV trường TH Tiền Phong.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan